1. Tránh âm thanh từ loa truyền đến mic

- Một số máy trợ giảng giá rẻ thường bị rú, rít khi người dùng để micro và loa đối chiều nhau. Nhiều giáo viên khi mới sử dụng máy trợ giảng chưa quen với việc đeo máy bên mình thường xuyên nên thường để loa trên bàn và đeo mic để nói, đôi khi không để ý nên vị trí loa đối với vị trí micro gây xung đột tín hiệu tạo ra những âm thanh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Cách tốt nhất là bạn nên đeo hay cài máy ở đằng sau hông của mình, bạn có thể di chuyển thoải mái mà không lo về chất lượng âm thanh của máy.

2. Lưu ý khi kết nối các thiết bị đa phương tiện, USB, thẻ nhớ, Bluetooth với máy trợ giảng

- Nhằm tối ưu chức năng trong một thiết bị để hỗ trợ tốt nhất công việc, đời sống của người dùng, hầu hết các thiết bị máy trợ giảng ngày nay đều được thiết kế có thể kết nối điện thoại, ipad, USB, thẻ nhớ hay Bluetooth. Các tính năng này sẽ giúp người dùng có sự đa dạng tư liệu cho bài thuyết trình và có thể giải trí sau những giờ làm việc. Tuy nhiên nếu cùng lúc sử dụng nhiều chức năng của máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh truyền đi vì vậy chỉ nên sử dụng trong trường hợp cần thiết, ngoài ra khi sử dụng cùng lúc như vậy cũng sẽ pin hao nhanh hơn, sẽ giảm tuổi thọ pin về lâu dài.

3. Sử dụng tai nghe, micro phù hợp với máy trợ giảng

- Tốt nhất bạn nên dùng micro đi kèm trong bộ sản phẩm máy trợ giảng, trường hợp tai nghe hỏng thì nên mua tai nghe chính hãng, hợp với máy hoặc cùng hãng. Bởi vì trên thị trường hiện nay có nhiều loại tai nghe bán rời mà giá rất rẻ, bạn mua tai nghe về bị lỏng hoặc chật so với chân cắm, ban đầu thì vẫn dùng được những về lâu dài có thể bạn phải mua mới một chiếc máy trợ giảng khác.

4. Sạc pin máy trợ giảng đúng cách

- Không nên để máy trong tình trạng hết pin quá lâu hay bị sập nguồn mới mang đi sạc, cũng không được sử dụng máy hay bật bất kỳ các tính năng nào của máy khi đang sạc, đặc biệt tránh để máy trong tình trạng đầy pin quá lâu hay để qua đêm, hiện nay có nhiều máy có chức năng tự ngắt sạc khi đầy pin. Củ sạc phải đúng công suất máy, nên là đi kèm với máy vì rất nhiều trường hợp sử dụng củ sạc điện thoại gây cháy máy trợ giảng do công suất khác nhau. Tất cả những hành động trên đều làm giảm tuổi thọ pin máy trợ giảng của bạn hoặc có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy.

5. Cẩn thận khi tháo và cất micro

- Khi sử dụng máy trợ giảng xong bạn nên từ từ và nhẹ nhàng tháo mic ra khỏi tai. Với một số loại máy trợ giảng có dây thì micro kết nối với máy thông qua dắc kết nối. Nên khi rút ra bạn nên nút nhanh và dứt khoát tránh thao tác lay dắc liên tục làm ảnh hưởng đến quá trình kết nối về sau. Khi tháo mic ra khỏi máy nên tránh để mic bị cong vẹo làm ảnh hưởng đến chất lượng của mic cũng như máy khi sử dụng lần sau. Sau đó bạn nên cất vào túi nhẹ nhàng và cất thận, tránh thao tác mạnh dễ làm hư máy.

6. Bảo quản máy trợ giảng cẩn thận

- Ngày nay có nhiều chất liệu mới có khả năng chống trầy, xước, bảo vệ máy trợ giảng rất tốt. Tuy nhiên dù máy có bền hay hiện đại đến mấy nhưng nếu không được cất giữ và bảo quản cẩn thận thì máy rất dễ bị hỏng. Bạn nên để máy ở những nơi khô ráo thoáng mát, nếu trời ẩm ướt nên chú ý và làm khô cho máy tránh để máy bị ẩm sẽ dẫn đến bị cháy mạch và các linh kiện bên trong máy. Tránh để máy bị va đập mạnh hay trầy xước, không để bất kỳ một vật nặng nên máy hay để máy cùng chung với một đống các thiết bị khác, có như vậy thì tuổi thọ của máy mới bền được.